Gà bị đờm là căn bệnh thông thường ở gà xảy ra chủ yếu mà mùa đông, khi thời tiết trở lạnh. Khi đó nếu như sức đề kháng của gà không tốt, không có đủ khả năng chống chọi lại với bệnh tật thì sẽ sinh ra hiện tượng gà bị đờm.
Mặc dù là một căn bệnh đơn giản, không đáng lo ngại nhưng nếu đều lâu không chữa sẽ trở nên nguy hiểm cho đường hô hấp và cả sức khoẻ, thể lực của chúng. Nhiều trường hợp nặng sẽ dẫn đến việc gà bỏ ăn, sổ mũi, mắt sưng và có bọt. Vậy nguyên nhân của căn bệnh gà bị đờm là do đâu? Cách chữa trị như thế nào? Cùng tìm hiểu với CF68 qua bài viết sau nhé!
Gà bị đờm có những triệu chứng nào?

Những triệu chứng xuất hiện khi gà bị đờm thường rất dễ nhận biết, chỉ cần ta chịu khó để ý, quan sát một chút sẽ nhanh chóng nhận ra. Có thể dùng mắt để quan sát bên ngoài hay cũng có thể lắng nghe hơi thở của gà.
Gà lười hoạt động, ủ rũ, lù đù
Khi gà bị đờm, việc hô hấp sẽ trở nên khó khăn hơn đối với chúng, và khi đó gà sẽ mệt mỏi và lười hoạt động hơn. Chúng thường sẽ chỉ đứng nép vào trong một góc chứ không đi lung tung, linh hoạt, hầu như chỉ di chuyển khi rơi vào tình thế bắt buộc. Khi đó là do chúng không hô hấp được hoặc có thể đang lên cơn sốt.
Gà ăn kém, thậm chí bỏ bữa
Một trong những vấn đề bị ảnh hưởng khi gà bị đờm là việc ăn uống của chúng cũng trở nên khó khăn hơn. Khi bị đờm gà phải hô hấp bằng mũi đã khó lại còn phải ăn uống và thức ăn càng làm cho việc hô hấp thêm khó hơn nên dẫn đến việc chúng chán ăn. Khi kéo dài một thời gian thì cơ thể sẽ gầy gò, ốm yếu hơn.
Lông xơ xác và bị rụng
Khi việc ăn uống trở nên hạn chế thì dưỡng chất cung cấp cho gà sẽ bị thiết hụt, như vậy sẽ khiến tình trạng lông không còn bóng mượt, trở nên xơ xác và bị rụng rất nhiều. Thường phần lông cánh và lông đuôi sẽ là những nơi bị rụng nhiều nhất.
Gà đi ngoài phân phân trắng phân xanh
Một biểu hiện cũng thường thấy khi gà bị đờm là gà đi ngoài ra phân lỏng và có màu trắng màu xanh. Việc ăn uống không đầy đủ lâu sẽ dẫn đến hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng, thức ăn khó tiêu hoá và sẽ có màu. Chúng ta có thể quan sát được điều này thông qua những vị trí nuôi nhốt gà.
Nguyên nhân dẫn đến gà bị đờm

Tình trạng gà bị đờm xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do vi rút cũng có thể do những tác nhân khác nhau đến từ bên ngoài. Những nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất có thể thấy như sau:
Gà bị nhiễm lạnh
Nguyên nhân thường khiến gà bị đờm nhiều nhất là do thời tiết trở lạnh đột ngột, khi vào mùa đông. Điều này làm cho gà bị cảm lạnh dẫn đến bị đờm, sổ mũi. Nếu không được chú ý và chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ xâm nhập vào bên trang và trở nặng hơn, gây ra nhiều vấn đề phức tạp hơn.
Gà bị hen
Gà bị hen cũng gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, dẫn đến khó thở và có đờm. Nguyên nhân gây ra bệnh hen của gà cũng có thể do thời tiết, cũng có thể do khi gà thi đấu xong không được vỗ đờm thường xuyên.
Gà bị hen có thể bị lây nhanh chóng nếu bạn nuôi chúng chung với những con gà khoẻ mạnh. Do đó khi phát hiện những chú gà nào bị hen thì cần tách biệt chúng ra một nơi khác, nuôi riêng ra để hạn chế việc truyền bệnh cho nhau.
Gà bị đờm cần cho uống thuốc gì

Tuỳ vào từng nguyên nhân, từng triệu chứng khi gà bị đờm mắc phải mà chúng ta sẽ có những phương pháp, những cách chữa trị và sử dụng các loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên cần chú ý những phương pháp nào vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi, lại vừa an toàn cho gà mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
Chữa gà bị đờm bằng tỏi
Tỏi từ lâu đã là bài thuốc dân gian được nhiều sư kê sử dụng cho gà với nhiều công dụng khác nhau. Tỏi được ưu ái mệnh danh là kháng sinh tự nhiên vô cùng tốt cho gà. Một trong những công dụng nổi bật là chữa gà bị đờm, sổ mũi, khó thở. Ngoài ra nhiều sư kê còn cho gà dùng tỏi khi chúng mắc những bệnh liên quan đến tiêu hoá như đầy hơi, khó tiêu.
Cách sử dụng như sau: lấy 1 đến 2 tép tỏi đập dập ra, sau đó cho trực tiếp vào miệng gà. Nếu như vậy khó quá thì có thể trộn chung với cơm hoặc pha với nước rồi dùng xi lanh nhỏ phun vào họng.
Bên cạnh đó nếu có thể thì dùng rượu ngâm tỏi hay mật ong ngâm tỏi thì hiệu quả sẽ tốt hơn, nhanh khỏi hơn.
Dùng kháng sinh
Kháng sinh sẽ nhanh chóng làm cho đờm nơi cổ họng gà tiêu biến, trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Những kháng sinh có thể tham khảo như CRD-Pharm, Corymax-pharm, D.T.C Vit… Trộn trực tiếp kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống của gà. Trường hợp gà không chịu ăn thì pha với nước rồi đổ vào cổ họng.
Kết luận
Nếu gà của bạn bị đờm thì hãy nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và áp dụng các biện pháp mà CF68 đã chia sẻ ở bài viết trên để thu được hiệu quả tốt nhất nhé! Chúc các bạn thành công!